Phần 2: Cù Huy Hà Vũ – chứng nhân và bi kịch của thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh

III. Vị tiến sĩ luật và văn bản góp ý sửa đổi hiến pháp 1992.
Dù bị giam cầm vô cớ, nhưng ý thức của  một công dân vẫn không ngừng trỗi dạy trong anh. Vốn là người am hiểu luật sâu sắc, một lần nữa, anh lại thể hiện quan điểm, lập trường, tư tưởng của mình để “góp ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992”, cũng là làm vợi đi nỗi cô quạnh, trống trải mà anh đã và đang phải chịu đựng hàng ngày hàng giờ trong bối cảnh mù mờ, vô định và hun hút này... Không được tự do đi lại, không được thực hiện đầy đủ các chức năng sống đúng lúc, đúng chỗ của một công dân, còn bị một lực cản hữu hình từ Cục V26, Tổng cục 8 của Bộ Công An cũng như lãnh đạo trại đến các nhân viên dưới quyền suốt  24/24 giờ nữa...

 Cả một tháng trời lăn lê bò toài, ăn trong “góp ý” ngủ trong dự thảo” mài mình, vắt óc ra mà viết rồi chép đi chép lại thành nhiều bản để một bản nộp cho trại,  yêu cầu chuyển theo đường  bưu điện ra ngoài, đến đúng nơi cần đến. Một bản anh bí mật cất giữ vì đã có qúa nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thư của trại tù (đặc biệt là tù nhân lương tâm, được cả thế giới quan tâm như anh), nên lúc nào cũng có cả nghìn con mắt của lãnh đạo trại cùng cán bộ quản giáo dõi theo
Trong khi anh sẵn sàng mở cả suối nguồn tri thức hào phóng của mình cho người dân Việt-  Những người khao khát tìm đến với tự do, với quyền làm người của mình, dưới sự điều hành của hiến pháp mới để thay đổi tận gốc cuộc sống ngột ngạt tù túng bao nhiêu năm qua (theo lời “kêu gọi” của lãnh đạo đảng), thì phía lãnh đạo trại cũng mất ăn, mất ngủ vì biết rõ tính cách anh: Lúc nào cũng nguyên vẹn một thiên tính bẩm sinh bướng bỉnh, ương gàn và cũng hết sức...hoang tưởng, hồn nhiên. Đúng 15 ngày mà không có câu trả lời rõ ràng theo luật định là chết với  anh. Cái gai đã nhọn thì nhọn từ tấm bé, càng trong những điều kiện khắc nghiệt càng nhọn hơn. Nên ngay từ ngày đầu tiên vào trại, phải đối phó với một người tù hiểu biết, kiên quyết, sắc nhọn, gai góc như anh, cả đám lãnh đạo trại luôn trong tình trạng thấp thỏm, ăn không ngon, ngủ không yên. Chỗ biệt giam như cái lô cốt, nhỏ hẹp và tối tăm, hôi hám...Chỉ có 4 bức tường im ỉm, cao vút, với vài lỗ thông hơi bằng bàn tay trẻ con, không thể gọi là nhà giam, buồng giam hay phòng giam được, mà chỉ là xà lim cấm cố hoặc cổ mộ giữa nghĩa địa xa xưa. Biết rõ con người không thể kéo dài sự tồn tại trong điều kiện ngột ngạt như vậy, anh lập tức kéo chị và cả đoàn luật sư từ Hà Nội về, yêu cầu đập tường, làm một ô cửa sổ to, rộng, thông thoáng, để lấy đủ ô xi, khí trời để thở. Ngay cả cầu tiêu lúc đó cũng chỉ là một hố xí bệt, đặt tít trong một góc tối om, hôi rình, anh yêu cầu dỡ bỏ, thay vào đó là bồn cầu tự hoại... Con người, ngoài thực thể vật chất là ăn uống, ngủ nghỉ còn có thêm thực thể tinh thần và xã hội nữa, nên anh yêu cầu trại phải để chị đem giá sách từ ngoài vào, phải cho anh quyền nhận các loại sách bút và giá vẽ, chứ không phải nhận từng quyển một, xem xong rồi để trên phòng thi đua hoặc thư viện trại như quy định...Cả ti vi, quạt điện cũng vậy, trong khi nội quy của trại là chỉ có phòng chung, với số lượng 30 người trở lên mới được mắc một ti vi và một quạt trần, còn anh là tù biệt giam không thể có. Nếu vậy, anh không xin mà đòi như tiêu chuẩn của các cán bộ chiến sĩ trong văn phòng, hoặc phải được quyền bình đẳng như các tù nhân trên thế giới theo cam kết của  nhà nước Việt Nam với thế giới. Nếu không được đáp ứng, anh sẵn sàng chết cho quyền làm người của mình. Bây giờ lại đến việc “góp ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992”... Không đưa anh thì không được, mà đưa thì một mình anh hành xử một cách riêng, đâu phải nhắm mắt, nhắm mũi ký bừa như 4000 phạm nhân bình thường khác, cốt để lấy “điểm” với cán bộ, với lãnh đạo trại, với chế độ “ưu việt” và “nhân bản”, hòng được yên thân, xét giảm, ra tù sớm... Vì thế sang ngày thứ 13, ba cai tù gồm: Trinh sát Trần văn Tỏa, trung tá Bùi Duy Vân  và cán bộ Mai văn Nghị yêu cầu anh lên làm việc để thông báo quyết định số 220 TB của trại 
 Ưỡn ngực, hít mạnh luồng không khí  bao quanh như để lấy hơi, ông phó giám thị trịnh trọng  đọc:
- Hôm nay ngày 13/10/2013, chúng tôi gồm ba người... Thay mặt lãnh đạo trại 5, chính thức tuyên bố quyết định của trại (thông qua cuộc họp của toàn thể lãnh đạo và anh em chiến sĩ )... kiên quyết không gửi thư của phạm nhân Cù Huy Hà Vũ đến ban văn hóa tư tưởng trung ương vì các  lý do:
 1- Nội dung bản góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 của  phạm  nhân Cù Huy Hà Vũ là không có ý thức xây dựng, vì đòi xóa bỏ vĩnh viễn  vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, bỏ tên nước, thiết lập chức vụ tổng thống.
2- Bà Nguyễn thị  Dương Hà và các luật sư không phải là nơi tiếp nhận ý kiến sửa đổi hiến pháp  1992
 3- Về mặt thời gian, theo quy định đến 30-9- 2013 là thời hạn cuối cùng tiếp nhận các ý kiến tham gia trong việc sửa đổi hiến pháp. Phạm  nhân Vũ gửi vào 1/10 -2013, do đó đã hết thời hạn quy định.
4- Hiện tại, Trại đang quản lý giam giữ phạm  nhân Cù Huy Hà Vũ  theo quy định của tòa án và bản án  sẽ có hiệu lực từ ngày 5-11-2010 đến  5-11- 2017  theo quy định của pháp luật. Vậy mà trong bản góp ý ghi: “Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ” là phản ánh không đúng thân phận hiện  nay của  phạm  nhân
Kết luận: - Căn cứ vào nội dung và thời gian gửi không phù hợp, nên ban  giám thị trại quyết định không gửi bản góp ý sửa đổi hiến pháp  tới các cơ quan chức  năng. 
Vẫn biết rõ sự thực sớm muộn cũng phải diễn ra như thế, anh cố kìm chế để không phải nhăn mặt phản kháng, để nỗi căm hờn, khinh bỉ, đang  sôi réo  trong cổ họng không thể hiện ra ngoài  :
- Điều đầu tiên, anh nói: Tôi yêu cầu bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội để thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng trên cơ sở những luận chứng pháp lý mà nhà nước cộng sản vẫn tuyên truyền hàng ngày trong hệ thống thông tin hiện đại:  Một Nhà nước của dân, do  dân và vì dân (Điều 2 Hiến pháp và Điều 2 Dự thảo). Như vậy: Tất cả quyền lực của Nhà nước phải thuộc về nhân dân, đồng nghĩa với  việc xác nhận nhân dân là người chủ thực sự và là chủ duy nhất của Nhà nước. Cho nên Nhà nước phải phục tùng, phải chịu sự lãnh đạo của nhân dân. Còn nếu Đảng cộng sản cố tình giữ lại điều 4 để lãnh đạo là tiếm quyền làm chủ của người dân.
- Điều 2- Anh cựa quậy đôi chân tê mỏi trong lòng ghế đã trở nên chật hẹp với cơ thể đang dư thừa lượng nước(95 ký) của anh để nói liền  một hơi:
- Nếu chế độ chính trị tập trung quyền hành vào tay một nhóm người dốt nát cai trị độc đoán, không chịu ràng buộc bởi luật pháp hay một cơ quan quyền lực nào thì đích thị là độc tài.Vì vậy phải thiết lập chế độ dân chủ cho toàn thể 90 triệu người dân Việt Nam như tất cả  các thể chế tự do khác  trên toàn thế giới.
Thấy đám đông im thin thít, các khuôn mặt chảy dài như các cục thịt nấu đông trong những ngày nắng nóng đang bị xơ vữa, ôi thiu,  anh tiếp:
-Điều 3: Quan điểm “đấu tranh giai cấp” hay thiết lập sự thống trị của giai cấp vô sản – với chế độ xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đối lập với Dân chủ, bởi thời đại mà các nhân vật trung tâm(thể hiện trên các tranh áp phích cổ động, bắt người dân phải in sâu vào tâm khảm mình là: Công- Nông-  Binh- Trí) qua lâu rồi. Người công nhân cầm búa, chị nông dân ôm bó lúa, chú bộ đội đeo súng, và cậu trí thức với cặp kính dày cộp đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng...Thực sự không phù hợp, vì cả ba giai tầng: Công Nông Binh không hội tụ được đầy đủ tri thức cũng như những ưu điểm lớn của thời đại a còng(@), không thể định hướng cho thẩm mỹ của tuổi trẻ được. Tuổi trẻ - như một lẽ tự nhiên, phải biết  say mê cái đẹp oai hùng, bất khuất, phải là kẻ vùng thoát khỏi tâm thức nô lệ đầu tiên,  phải đưa công nhân, nông dân, binh sĩ xuống đường, đuổi bọn trung cộng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuổi trẻ cũng là người đào mồ chôn chủ nghĩa xã hội, là người tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới, đó là internet, là hội nhập toàn cầu, là biểu trưng của đạo đức tư bản chủ nghĩa, mùa xuân  của nhân loại 
Nghỉ một chút để lấy hơi, lia đôi mắt sáng tràn đầy hiểu biết,  trí tuệ, anh dồn bọn cai tù tới tận cùng của sự dốt nát, độc đoán, thô bỉ...
- Giờ đây, sau gần 39 năm “giải phóng”, có độ lùi xa để ngắm toàn cảnh cũng như có điều kiện để suy nghĩ...Một điều mà tôi - với tư cách  luật sư, khẳng định mà không sợ sai lầm là: Dân chủ phải đồng nhất với việc xóa bỏ, phân biệt các giai tầng trong xã hội, cũng như trong việc   quyết định các vấn đề của đất nước. Không kích động giai cấp, tầng lớp xã hội này chống lại giai cấp, tầng lớp xã hội kia. Nói cách khác, Dân chủ là tiếng nói của mỗi người dân về các vấn đề của đất nước, được thể hiện rõ nhất và tập trung nhất qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc Hội, Hội đồng nhân dân hay trưng cầu ý dân. Tuyệt nhiên không áp đặt ý chí, không nhân danh giai tầng xã hội để điều hành, để phân biệt đối xử hoặc công kích nhau. Đơn giản vì quan điểm “giai cấp công nhân thống trị” của Đảng cộng sản Việt Nam là trái ngược với quyền bình đẳng của mọi người (được Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 trân trọng tuyên bố) và trái với nguyên tắc “Không ai bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, được Dự thảo nêu tại Khoản 2, Điều 17.
Biết rõ cái gia sản vật chất, tinh thần tồi tệ mà bác và đảng để lại cho lớp cháu con, dìm tương lai dân tộc xuống đáy cùng nhân loại, nhưng đã chót ngậm “miếng xương” của đảng trong miệng rồi, không dễ dàng  nhè ra được nữa, chúng đành gầm gừ trong cổ họng:
 - Chúng tôi mời anh lên đây là để thông báo quyết định của trại  chứ không phải làm độc giả bất đắc dĩ nghe anh diễn thuyết những điều trái với  quan điểm của  đảng và nhà nước.  Mời anh về buồng cho...
Sau cái liếc mắt đầy căng thẳng và kịch tính về phía những người tù tự giác, anh lập tức bị lôi đi xềnh xệch
Trở về buồng, anh tiếp tục triển khai những tư tưởng của  mình trên cơ sở bản dự thảo mình còn giữ (để tìm mọi cách đưa ra ngoài cho bạn bè, luật sư gia đình, cũng như công luận)  :
 Điều  4: -    Khái niệm “lãnh đạo”  chỉ có thể áp dụng cho Đảng cộng sản Việt Nam trong trường hợp Đảng tổ chức giành chính quyền về tay nhân dân. Khi đó chính nhân dân quyết định đường lối quốc gia cũng như cách thức hoạt động của Nhà nước(bằng lá phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc Hội, Hội đồng nhân dân hay trưng cầu ý dân) hoặc gián tiếp thông qua các đại diện của mình (tại các cơ quan quyền lực Nhà nước nói trên).
Tóm lại Dân chủ là nhân dân tự quyết định vận mệnh của đất nước và của bản thân mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, không cần ai dẫn dắt, lãnh đạo. Các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hay bất cứ ai khác được nhân dân trực tiếp bầu vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, để thực hiện ý chí của nhân dân, chính xác hơn là đầy tớ của dân chứ không thể làm điều ngược lại: đầy tớ “lãnh đạo”, bắt ông chủ, bà chủ phục tùng!
Ngoài sân, những tia nắng yếu ớt của tiết trời cuối thu đã trải đầy trên những lối đi, tiếng bước chân loẹt quẹt người của người tù tự giác, “tay xách, nách mang” đã tiến tới cửa, phía sau là gương mặt lạnh tanh máu cá của  cán bộ quản giáo
Rặm - người bạn cùng phòng, khẽ đưa mắt  nhìn anh, nhắc:
- Cơm thôi, cậu không định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” trong này đấy chứ. Dạy ăn cho nóng  rồi “ngâm cứu” sau.
 Không thấy anh trả lời, Rặm bật cười một mình, nhắc lại kỷ niệm của  một thời xa lắc:
- Người Việt Nam mình thật lạ, ăn cơm rau muống mà toàn nói chuyện thế giới. Tớ nhớ ngày xưa hồi mới lớn, chiều nào cũng phải tông tênh đôi thùng nhẹ bỗng trên vai để ra chỗ hứng nước. Cả khu tập thể gần 1000 người chỉ có một máy nước công cộng, mỗi ngày mở một lần vào lúc 6 giờ chiều, trong khi thùng, xô, chậu cứ xếp hàng rồng rắn lên mây từ trưa đến tối. Hễ ai đến, đặt thùng vào cuối hàng, cũng phải đứng chống  đòn gánh chờ đến lượt mình...Thế là tất cả xúm vào, nói đủ mọi chuyện trên trời, dưới biển, trên sao kim sao hỏa...hệt như cậu lúc này vậy, cơm tù thì có cái đếch gì ngoài rau, mà không chịu ăn luôn đi cho nóng.
 Bỏ ngoài tai những lời chân tình của bạn, ngay sau khi cái bóng quản giáo vừa kịp vặn mình bước đi, anh tiếp tục suy ngẫm: 
Quy định “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo” là trái với nhiều quy định khác trong Dự thảo(Điều 2 Hiến pháp và Dự thảo quy định Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền”). Chính vì đảng Cộng sản Việt Nam không tuân theo Hiến pháp và pháp luật nên dĩ nhiên Nhà nước không thể chịu sự lãnh đạo của đảng này.
Trên sàn, mâm cơm đã dọn ra, đơn xơ hai bát nhựa đựng cơm, hai tô rau muống già, nhạt thếch, lõng bõng nước vì luộc mà không vớt ... cùng vài món đồ khô của gia đình đưa vào. Vẫn không thấy anh đả động gì, ngắm nhìn hai con mắt đa cảm của  anh, Rặm bảo:
- Thôi tôi ăn trước vậy, ông ăn no các điều nọ, khoản kia trong hiến pháp rồi...
- Đúng vậy! Anh cắt ngang: - Điều 83 Hiến pháp và Điều 74 Dự thảo quy định “ Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” đồng nghĩa với việc không có thế lực nào đứng trên Quốc Hội để có thể “ lãnh đạo” hay áp đặt ý chí của mình cho Quốc Hội, ngoài chính người đã đẻ ra thiết chế này là Nhân dân!
 - Biết ngay mà! Rặm cười, gạt đi:- Thôi! Thôi! Cậu ơi! Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy câu nói: “Đảng ta là đảng cầm quyền” của ông Hồ để biện minh cho chế độ độc tài của mình từ lâu rồi còn gì?
- Không đúng, anh phản đối: Chính câu “Đảng ta là đảng cầm quyền” lại khẳng định chế độ dân chủ– đa đảng, bởi dưới thời ông Hồ  làm chủ tịch đã có nhiều đảng hoạt động song song như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội. Chế độ đa đảng này tồn tại cho đến 1988, khi hai Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội buộc phải giải thể. Còn trước đó nó đã được phản ánh tại Điều 9 Hiến pháp 1980: “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam–bao gồm các chính đảng… Chỉ có điều ít đảng viên qúa nên không được cầm quyền, vậy thôi.
Biết chạm vào cả suối nguồn tri thức trong anh, Rặm ngồi  yên nghe anh nói:
 -Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định mình cầm quyền mà không cần cạnh tranh với ai do được nhân dân tín nhiệm. Thực tế  không có sự cạnh tranh giữa các đảng thì không tồn tại sự tín nhiệm của nhân dân. Vì vậy để “sự tín nhiệm” cũng là “nguồn gốc của quyền lực Nhà nước”  thực sự tồn tại thì không có cách nào khác là phải thực hiện chế độ đa  nguyên đa đảng!
- Nhưng thiết lập chế độ đa đảng sẽ ngăn cản Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền, sẽ loại bỏ đảng ra khỏi đời sống chính trị của đất nước. Rặm góp ý.
 - Đâu có, anh hồn nhiên giải thích : Ở Singapore có nhiều đảng nhưng chỉ có Đảng nhân dân hành động là cầm quyền vì luôn chiếm đa số ghế trong các kỳ Quốc Hội. Ở Mỹ cũng có hơn 100 đảng, nhưng chỉ có Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa là thay nhau có ứng cử viên được bầu làm tổng thống... Điều đặc biệt lạ lùng là ngay trên đất nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam coi là “Đế quốc” và “Chống cộng số 1” này, Đảng cộng sản  Mỹ vẫn tồn tại, tuy số lượng rất  ít.
- Tóm lại, anh kết luận, không cần rào đón trước sau: - Chế độ đa đảng là quyền của nhân dân được tự do lựa chọn giữa các quan điểm chính trị khác nhau. Còn về phía các chính đảng là phải làm sao giành được sự tín nhiệm cao nhất của nhân dân để có thể cầm quyền.
-Ôi dào, nhìn mâm cơm đang nguội dần trước mặt, Rặm gạt đi:  -Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định có nhiều công trạng với dân, với nước, nhưng có dám chấp nhận cạnh tranh chính trị một cách ôn hòa  trong khuôn khổ đa đảng đâu? Điều này chứng tỏ đảng yếu kém và vụ lợi, tất yếu phải dẫn đến cạnh tranh chính trị bằng bạo lực thôi.
Ngồi đối diện với Rặm, trong thế “kiết già”, anh trầm ngâm nhận định:
- Thì đã chả có một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn kéo dài 2 thập kỷ từ 1955 đến 1975 giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa đó sao? Chính vì điều này mà không thể kết luận hàm hồ là cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là xâm lược hoặc phi nghĩa được.
 Đặt đôi đũa vào tay Rặm, đang đờ mặt nghe anh nói, anh tâm sự :
 - Coi anh như một người thân, tôi mới nói điều này: -Chính chủ nghĩa Mác Lê Nin mà Đảng cộng sản Việt Nam lấy làm nền tảng tư tưởng đã thừa nhận: “Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật”. Vì vậy, không có lý do gì để Đảng cộng sản Việt Nam phủ nhận sự tồn tại của các đảng khác, trừ phi nó chống lại sự vận động và phát triển của đất nước và xã hội Việt Nam.
 Ngắm đôi mắt thâm trầm của Rặm, như âm thầm chấp nhận sự hiểu biết sâu sắc của mình, anh kết luận :
- Tóm lại, việc khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội (quy định tại Điều 4 Hiến pháp và Điều 4 Dự thảo) đồng nhất với chế độ độc tài. Cho nên việc thực hiện chế độ đa đảng là tuyệt đối cần thiết để đảm bảo Dân chủ, bảo đảm “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân.
Ngừng nhai, Rặm hỏi:
- Ông không sợ tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” à?  Biết đâu bỏ được sự cai trị độc đoán của Đảng cộng sản Việt Nam thì lại vớ phải tình trạng “vô chính phủ” do vắng bóng của luật pháp về các đảng chính trị thì sao?
Biết rõ cuộc tranh luận sẽ dẫn tới câu hỏi cuối cùng này,  anh trả lời ngắn gọn:
- Cách duy nhất là phải có luật để các đảng chính trị thực hiện theo Hiến pháp. Cụ thể Hiến pháp xác định vai trò của các đảng trong việc  bảo đảm Dân chủ, xác định cách thức thành lập, tổ chức, hay hoạt động. Ví dụ: “Các đảng chính trị tham gia vào việc hình thành ý chí chính trị của nhân dân”, “việc đăng ký các đảng chính trị được thực hiện tại Tòa án Hiến pháp”...v.v và v.v
 -Thôi  thôi, Rặm ấn chiếc bát nhựa của trại vào tay anh, đồng thời “nhảy luôn vào cổ họng”, không cho anh nói : -Chuyện dài hiến pháp, hôm nào nói tiếp. Thú thực, ở ngoài  đời tôi là thằng dặt đẹo, đếch quan tâm tới chính trị, chính em gì đâu, vào đây thành ra lây tư tưởng triết gia của cậu rồi đấy. Xin bái phục  sự hiểu biết cũng như lập trường tư tưởng  của  cậu. Biến tôi từ chim mồi(phải phản ánh các quan điểm “lệch lạc”, “phiến diện”, “hoang tưởng” của  cậu với cán bộ), thành đồng minh của  cậu trong mọi lĩnh vực rồi đấy.
IV. Tại sao phải bỏ chủ nghĩa xã hội, lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu, thiết lập chức vụ tổng thống  (Còn tiếp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Hội Bảo Vệ Dân Oan © 2011 | Designed by RumahDijual, in collaboration with Online Casino, Uncharted 3 and MW3 Forum