Sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957, lẽ ra là con trai thứ 8 trong nhà, nhưng
anh lại là con trưởng, đơn giản vì 7 người anh, chị trước đó của anh, chưa
kịp nhìn ánh sáng mặt trời đã lặng lẽ tan vào
bóng đêm. Bà nội anh vì muốn đông con, nhiều cháu, mà sinh ra hiểu lầm,
nghi kị, cùng những định kiến hẹp hòi, gắt gao của một thời “cổ hủ” đã làm cho
cái mầm phân rã giữa mẹ chồng và nàng dâu tăng vọt. Vì thế vừa kịp lên 4, anh
đã phải chứng kiến cảnh chia tay đầy nước mắt giữa bố mẹ. Anh là con cả, theo
quy định của tòa ở với bố, em gái anh khi ấy còn ẵm ngửa theo mẹ ra khỏi nhà...
Người hàn những vết thương sâu hoắm
trong lòng anh khi ấy là bác ruột, cũng là bố nuôi anh: Nhà thơ Xuân Diệu,
trong khi bố anh cùng dì ghẻ và các em cùng cha, khác mẹ ở tầng trên thì anh ở
tầng dưới cùng bác. Ông chăm sóc anh
cẩn thận còn hơn cả bà nội và bố anh...Tuy
trong nhà có người giúp việc, nhưng tự tay ông kiểm tra nồi cháo, thức ăn, nước uống cho anh. Biết anh bị yếu dạ từ
nhỏ nên ngay cả khi anh đi ngoài, ông cũng đích thân đưa phân lên mũi ngửi để
theo dõi bệnh tình của anh, điều chỉnh
lại lượng thức ăn cũng như thuốc uống
hợp lý. Nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ chu đáo của ông mà hai căn bệnh mãn tính là tim bẩm sinh và tiêu hóa kém của anh đã bị đẩy lùi.
Cũng vì điều kiện đặc biệt : Không vợ, không con, nên
ông dồn hết thời gian và tình cảm cho anh. Càng cưng chiều anh về mặt ăn, mặc
bao nhiêu, ông càng khắt khe với anh trong việc học tập chừng ấy, hễ xao nhãng
chuyện học hành, bị điểm kém vì không chịu học thuộc
lòng các bài thơ, đoạn văn trong sách tập đọc là
ông không ngại ngần bắt anh nhịn cơm hoặc quất roi vào mông anh, cho dù anh có chạy trốn ra ngoài
sân, leo lên gác cầu cứu bố đẻ và bà nội đi chăng nữa, ông cũng không tha...Nhờ
tầm nhận biết và suy cảm sâu sắc hơn người, cũng như cách cảm thụ cuộc sống
tinh tế hơn người, mà ông- vì yêu thương
anh hết mình, đã đưa anh tới bến bờ của văn học nghệ thuật, tới độ rung cảm của
các tác phẩm văn học nổi tiếng cùng những cảm nhận sâu sắc trước sự tài tình,
trí dũng, thâm trầm của những nhà thơ lớn trong lịch sử nước nhà như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương
v.v
Nhờ ông mà anh khôn lớn và trưởng thành vượt
bậc, quên đi nỗi đau trống vắng trong bối cảnh gia đình mình. Không những luôn
có những ưu điểm bật trội về tính cách cùng những khoảng khắc chói lọi của phẩm chất, anh còn tự mình tìm tòi để đi tới
đầu mút của sự việc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là thơ ca, hội họa, pháp luật, lịch sử, ngoại giao v.v.
Năm
27 tuổi anh được sang Pháp du học, nhờ kế thừa truyền thống gia đình cũng như các giá trị nhân văn của dân tộc (thông qua nhà thơ lớn Xuân
Diệu), mà anh đạt được những kết quả không ngờ, được đích thân cán bộ của liên hợp quốc mời ở lại làm việc với mức lương ưu đãi 20 nghìn USD /tháng.
Ai cũng nghĩ: “Cơ hội nghìn năm có một, anh sẽ ở lại, sẽ nắm
lấy, vì chỉ có chó chê phân, người mới chê quyền lực, lương bổng và chức vụ”...Nhưng
không, bài học nằm lòng từ ngày bác anh dạy về truyền thống gia đình, về quê hương
đất nước, con người... đã khiến anh chọn quyết định quay về để đóng góp sức
mình cho tổ quốc.
Hoàn toàn tin ở năng lực của bản thân,
anh không hề dựa vào bóng mát của người cha “khai quốc công thần” cũng không ỉ
lại vị thế - “Ông hoàng thơ tình” của
bác ruột, mà tự mình nuôi khát vọng sống cho mình. Trong khi bạn bè
đồng nghiệp một thời, không ít người phải dựa vào sự khôn ngoan, thói láu cá vặt
cùng lối sống tính toán, lựa thời, bắt cá hai tay để ngoi lên chức vụ nọ kia thì bản thân anh coi thường tất cả: Tiền tài, ngai vàng, bổng lộc. Chỉ có những thăng hoa
bí ẩn lạ lùng trong tâm hồn, tình cảm mới lôi kéo, dẫn dụ được anh. Bao nhiêu
lần lãnh đạo mời vào đảng, bấy nhiêu lần anh từ chối. Anh bảo: “Nếu đảng cộng
sản là một tập hợp của những con người kiên định lập trường
chống tham nhũng, dối lừa, nguyện hy
sinh tất cả cho nền độc lập, tự do,dân chủ
của xã
hội cũng là sự tự nguyện hiến dâng toàn bộ cái tôi
chân chính cho sự nghiệp lớn lao của cộng đồng thì tôi
tự nguyện nộp đơn xin vào. Ngược lại, đảng chỉ là cơ hội tiến thân, hay nấc thang danh vọng, hoặc cơ may để thu lợi lộc
như cái cách mà mọi người vẫn làm thì tôi xin làm một kẻ đứng ngoài, bởi trong tôi chỉ có khát vọng sống chứ không có tham vọng sống”.
Chắc hẳn anh sẽ là một người có ích cho
cộng đồng, cho sự phát triển lành mạnh
của xã hội Việt Nam khi anh
tự đặt mình vào các vị trí xứng đáng trong
guồng quay của cơ chế để phục vụ nhân dân,
phục vụ đất
nước, như ứng cử bộ trưởng bộ văn
hóa, ứng cử vào hội đồng nhân dân thành
phố, đại biểu quốc hội v.v Chỉ vì tính xu thời, vụ lợi, thói a dua, nịnh bợ và
các thủ đoạn chính trị thấp hèn của tầng
lớp lãnh đạo đương thời mà anh bị gạt ra ngoài, cho dù anh có hội tụ đầy đủ những ưu điểm lớn của thời đại đi chăng nữa, nhưng như một quy luật bất
thành văn trong lòng chế độ cộng sản: “Giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi
thông minh, nó không sử dụng”
Không làm được chính khách với những đối sách
hợp lý, chính sách hợp thời, anh quay sang làm luật, và lập tức dòng máu tiết
tháo, cương cường từ trong huyết quản của cha ông lại đập dào dạt trong buồng
tim, lá phổi của anh, khi anh phát hiện
ra những sai lầm chết người, sai lầm có hệ thống của
tầng lớp lãnh đạo đương thời, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng với vai trò
thủ tướng - một kẻ hoàn toàn mù lòa về khoa học, bạc nhược về ý chí và tham lam
đến ngu đần về vật chất.
Để đối phó với những kiến thức về luật học của
anh, đồng chí ếch đã sai bọn đàn em sử
dụng tư duy...bao cao su, tư duy tinh trùng, cũng như tư duy nòng nọc của bè lũ ếch, để bắt nhốt, kết tội anh 7 năm trời
Vào tù anh vẫn tiếp tục sống theo đúng
bản chất mình, vẫn là những ưu điểm bật trội về tính cách cùng những khoảng khắc
chói lọi của phẩm chất, khiến cho những
người bạn tù không ít lần coi anh như sức mạnh, như lẽ phải, như thần tượng,
như một vị cứu tinh của cuộc đời họ, sẵn
sàng quỳ gối trước anh để cảm tạ cái ơn
trời bể mà ngoài anh ra không ai làm được. Đó là trường hợp của người tù hình sự xấu số tên Đức, nhà nghèo, neo người, mẹ già 70 tằn tiện, cố
kiết lắm mới gom góp được một triệu 6 trăm nghìn đồng để đem vào trại cho con,
để cho con biết mình không bị gia đình
ruồng rẫy, bỏ rơi, để ấm lòng vượt qua
gian nan khổ ải sớm về với mẹ gìa, xã
hội, làm lại cuộc đời. Không ngờ Đức giấu tiền vào trong người, đem vào phòng
để thỉnh thoảng lấy ra sử dụng theo ý mình, chứ không chịu đưa vào diện lưu ký
theo quy định của trại. Giữa thời buổi “sự
đểu cáng lên ngôi”, số tiền quý giá
của Đức đã bị chính những người cùng
buồng tố cáo. Lập tức cả phòng Đức ở bị
đập buồng, lục lọi, khám xét đồ đạc và bị tịch thu trắng
Hôm ấy, mới tinh mơ mờ đất, cả trại còn đang chìm
trong giấc ngủ sau một ngày lao động mệt
mỏi căng thẳng, bỗng nghe rõ tiếng đánh đập, rủa sả, kêu cứu, la hét của một
người tù hình sự. Tiếng mở cửa sắt đánh rầm, tiếng xích sắt khươ loảng xoảng và
cuối cùng là tiếng người tù bị kỷ luật biệt giam cách đó không xa:
- Cùm thì cùm, biệt giam thì biệt giam
nhưng phải trả lại tiền cho tôi, cố
tình nuốt không của thằng này là không xong đâu
Bật dạy trên giường, anh đưa mắt hỏi người bạn cùng phòng và khi đoán biết
mọi sự, anh hỏi với sang, nghe Đức mếu máo kể:
- Anh ơi, mẹ em ngoài 70 tuổi rồi, nhà em nghèo lắm, từ ngày em bị bắt,
mẹ em khóc lên khóc xuống, nhịn ăn nhịn mặc, vơ vét, vun vén từng đồng để lên
trại thăm nuôi em, thế mà...
Như chạm vào nỗi đau tê dại, Đức hờ lên:
- Mẹ ơi, biết bao giờ con gặp lại mẹ mẹ
ơi, công lao mẹ tích cóp cả năm trời, chỉ
mong con thoát cảnh đói khổ, thân tàn ma dại trong tù, bây giờ mất hết rồi mẹ ơi...
Ngay lập tức anh yêu cầu đòi gặp lãnh
đạo đối chất, đòi thả người, nếu không sẽ làm đơn kiện trại qua luật sư để tố
cáo việc làm mất nhân tính của lãnh đạo trại 5, vừa tra tấn cùm xích, vừa cướp
trắng tiền bạc của phạm
nhân.
Giải thích, đấu lý không lại, cuối cùng không muốn làm
to chuyện, lãnh đạo trại đành quyết định
thả Đức ra khỏi nơi biệt giam trước thời hạn hai tuần và đưa số tiền vào diện lưu ký để Đức tiêu dần
trong tù... Không ngờ kết quả xoay ngược
180 độ như vậy (một tiền lệ chưa
từng xảy ra trong suốt 50 tồn tại của trại 5 – Thanh Hóa), Đức chia xẻ
với người tù tự giác, nhờ bạn cúi gập
đầu xuống dưới chân anh thay mình, vái lấy vái để, để cảm tạ cái ơn
cứu mạng, cứu tài sản của anh.
Đỡ người tù dạy, anh lặng lẽ giải thích :
-Tất cả các cậu chỉ là những hạt bụi bị
cuốn vào cơn lốc của guồng máy tham tàn,
độc địa của chế độ này, nói chính xác hơn là của cục v26...Hãy đứng thẳng làm người một cách tự nhiên và sớm có ý thức về quyền làm người
của mình, để thoát khỏi cảnh bị đày đọa
bóc lột một cách phi lý bất công này. Chúng ta là con người, họ cũng là con người. Chúng
ta không xin mà phải đòi, ngay từ những việc nhỏ nhất trong cách xưng hô, đối xử, sinh hoạt hàng ngày v.v...
Từ
đó mỗi lần trại xảy ra một chuyện hệ trọng bất công nào, cả trại lại rỉ tai nhau đến gặp bằng được ông
tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ để nhờ can
thiệp, giải quyết...
II. Những sự thực oan nghiệt :
II. Những sự thực oan nghiệt :
Hơn 1000 ngày vô cớ bị giam giữ trong lao, với tư cách một nhà đấu tranh dân chủ, cải cách
chính trị tại Việt Nam, anh được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế biết tới, nên
trước ngày quốc khánh (2-9-2013) hai cán bộ cộng sản “gộc” đến gặp anh để làm
một cuộc trao đổi chớp nhoáng:
- Bây giờ nếu anh đồng ý sang Mỹ, chúng tôi sẽ nhanh
chóng làm mọi giấy tờ thủ tục để anh
cùng vợ con đi, nếu không chỉ còn nước ngồi tù hết thời gian còn lại
Biết rõ các lãnh đạo cộng sản đang nhăm
nhe cái ghế trong tổ chức nhân quyền của liên hiệp quốc nên muốn thí tốt – vừa
trục xuất được anh, vừa lấy điểm với thế
giới, anh cương quyết:
- Tôi sinh ra ở Việt Nam, vì Việt Nam mà
tôi tranh đấu,tôi không đi đâu cả. Nếu có chết, tôi cũng sẽ chết ở đất nước
này, kể cả phải chết trong tù
Chính sách mềm dẻo, ngọao dai ( ngoại giao) của chính phủ Việt Nam một lần nữa lại được tung
ra:
- Anh không nghĩ đến anh, không biết thương cái thân anh thì cũng phải biết nghĩ
cho vợ và các con anh chứ?
Anh trả lời tỉnh khô:
- Nước đã nát thì nhà cũng tan, tôi chịu
trách nhiệm công dân của mình với tổ quốc. Giang sơn chan chứa đôi hàng lệ. Mẹ
Việt Nam đang khổ đau quằn quại dưới sự điều hành ngu xuẩn dốt nát than tàn bạo
ngược của lũ tiếm quyền là lãnh đạo các anh, tôi làm sao có thể bỏ đi được? Còn
góc độ gia đình, tôi tin vợ con và cả cháu nội tôi sẽ đồng cảm mà chia sẻ
với tôi những mất mát đau thương của
đất nước trong giai đoạn lịch sử ngặt nghèo, nghiệt ngã này
Không
bẻ gãy được ý chí sắt thép của anh, chúng bỏ đi, sau khi để lại lời đe dọa:
-Nhà nước Việt Nam đã vì sự nhân đạo,
khoan hồng mà mở rộng cửa đối với anh.
Rượu mừng không muốn, chỉ thích uống
ruột phạt thì tùy anh. Từ giờ địa điểm
này sẽ là nhà, là nơi lưu trú suốt đời
cho anh
Vốn là người tự trọng, hiểu đầy đủ giá
trị, nhân phẩm, tư cách mình, anh gầm lên:
- Thả tôi ra, tôi không có tội, tôi sống
chết với đất nước do 18 đời vua Hùng tạo
dựng, tôi không đồng nhất tổ quốc của vua Hùng với đảng cộng sản và xã hội chủ nghĩa của
các người. Tôi không cần đi bất cứ nước nào, nhưng tôi phải ra khỏi tù. Đó là
quyền lợi, nghĩa vụ và là những đòi hỏi, đề nghị chính đáng của tôi.
Không chấp nhận ra đi, lập tức cả chuỗi
ngày ở tù dằng dặc hơn 3 năm trời qua, lại
lùi về điểm xuất phát ban đầu. Thậm chí tệ hại khốn khổ hơn, vì ngay khi bị bắt
anh còn kỳ vọng vào sức khỏe, sự chịu đựng, lý tưởng của mình để rèn luyện, trải nghiệm, thử thách,
cũng như tràn trề niềm tin vào sự yểm trợ, lên tiếng của các tổ chức nhân quyền
thế giới sẽ xóa án cho anh, để anh ngẩng cao đầu ung dung bước ra khỏi tù về
lại nhà với vợ con, cháu nội, với công việc
“ lập pháp” của mình cho một Việt Nam sớm muộn cũng phải tự do, đa đảng... không
ngờ mọi việc lại đi chệch hướng qúa xa. Dù vô cùng biết ơn bà con anh em trong
cộng đồng Hải ngoại, cùng bao nhiêu tổ chức hội đoàn đã lên tiếng cổ vũ anh,
nhưng như bao nhiêu lần trước đó, anh chỉ ra đi khi bản thân có nhu cầu...Vì
thế thời gian này anh lại tiếp tục bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần,
trong khi sức khỏe mỗi ngày một xuống cấp. Từ 65-70 ký ở ngoài, vào trại, anh
dềnh lên 95 ký, thần sắc bệch bạc, khí huyết hao vơi, bước đi khuềnh khoàng,
di chuyển khó nhọc...không còn đâu một công tử
hà thành hào hoa phong nhã, giống mẹ như tạc: môi đỏ, má hồng, da trắng, mắt đen và sáng nữa
Mỗi lần chị vào thăm, hiểu chị qua cái
nhìn đầy lo lắng thân thương, anh mỉm cười khó nhọc, bảo:
- Anh bây giờ... phồn vinh giả tạo rồi,
thận kém trong điều kiện giam giữ lâu ngày nên ngày nào cơ thể cũng tích thêm
vài lạng nước, nhìn múp míp như một con gấu bắc cực chuẩn bị vùi mình ngủ đông
tránh rét, nhưng sức khỏe yếu đi trông thấy. Trừ căn bệnh tim bẩm sinh đem từ ngoài trại vào, anh xuất
hiện một lô bệnh mới: Nào huyết áp cao, nào đau nửa đầu trái, nào thấp khớp,
ghẻ lở ngứa ngáy hết cả hai chân- rồi còn bị gout nữa chứ... đúng là một bộ sưu
tập các loại bệnh trong nhà tù cộng
sản mà tất cả các anh em
sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đã mắc trước
đó trong thời gian học tập cải tạo...
Bây giờ mỗi ngày qua đi là một ngày anh
đấu tranh không ngừng nghỉ, cho cả bạn tù và bản thân anh cũng là cho việc sửa
đổi hiến pháp 1992
Một
lần nhân đi gặp gia đình về, ngang qua
cổng trại thấy có phòng cắt tóc nam, anh điềm nhiên bước vào yêu cầu được cắt
tóc, cạo râu theo tiêu chuẩn định kỳ hàng tháng, không ngờ cán bộ đẩy anh ra khỏi
phòng, bảo:
- Đây là phòng giành
riêng cho cán bộ, chiến sĩ trong trại, không phải của phạm nhân, đề nghị anh ra ngoài
Nhìn rõ những người tù đang có mặt trong phòng, tay dao, tay kéo, anh trừng mắt:
- À, thế là lợi dụng tù để phục vụ riêng
cho cán bộ à? Nếu thế, từ giờ tôi sẽ không bao giờ cắt tóc, cạo râu nữa.
Nói là làm, đạo của người quân tử là nhất ngôn, không bao
giờ sai lời, vì vậy suốt hai tháng trời anh để râu, nuôi tóc như người thượng cổ, khiến chị vào phát hãi, vì không thể nào
nhận ra anh trong hình hài một ông già râu tóc lờm xờm như
người rừng vậy?
Đáp lại sự ngạc nhiên của
chị, anh trao cho chị 45 bức ký họa chì vẽ hình ảnh anh mỗi ngày, lột tả
rõ nét độ dài từng mili mét râu, tóc,
từ ngày đầu cho tới ngày thứ 45...
Tất nhiên số tranh đó cùng 4 bức sơn dầu
bị trại giữ lại với lý do: “Anh chị không
được phép phổ biến vì sẽ gây sự hiểu lầm không đáng có trong công luận”
Ý thức rõ động lực chi phối cũng như
khuynh hướng thẩm mĩ của mình trong suốt
50 ngày vẽ tranh, anh bùng lên như một quả cầu lửa chứa đầy năng lượng để chỉ
bảo cho lũ cai ngục hoàn toàn mù nghệ thuật hiểu được giá trị thực của bức
tranh, khiến chúng hoàn toàn đớ lưỡi trước những lý lẽ thuyết phục xác đáng của anh -một người có học hàm, học
vị, đầy hiểu biết trong nhiều lĩnh vực. Lãnh đạo trại đành
phải lui binh:
- Thôi được, thay mặt lãnh đạo trại,
chúng tôi không tịch thu mà chỉ là tạm
giữ để nhờ chuyên gia kiểm định, nếu
không có gì ảnh hưởng sẽ xin gửi tận tay gia đình
Trong
số 4 bức sơn dầu, ngoài 3 bức về cháu nội( 1,5 tuổi ) – mà anh mới chỉ gặp 2 lần,
còn một bức anh vẽ người “bạn tù khốn khổ” của mình trong một nỗi nhớ thương,
ân hận, tột cùng
Khi đó, anh
đang nằm đọc sách, say sưa tận hưởng với các ý tưởng mới mẻ, cùng hàm lượng thông tin, tri thức trong sách, chợt người
bạn cùng phòng hét lên:
- Vũ, cẩn thận, trên gối cậu có một con
rết, dạy ngay kẻo nó cắn, nọc độc của con này có thể làm thuốc nhưng cũng có
thể giết chết người như bỡn...Dạy!
Theo tiếng la hét thất thanh của bạn,
anh vùng dạy và nhanh tay tóm lấy, vô cùng ngạc nhiên về độ dài của nó. Tra
trong từ điển, anh biết loài rết này dài nhất cũng chỉ từ 25 đến 30 centimet, mà con rết này, cả hai anh em đo đi đo lại vẫn là 35 centimet. Thay
vì giết chết nó như cai ngục cộng sản giết tù Việt Nam Cộng
Hòa trong trại cải tạo, hai anh em quyết định nuôi nó, vì dù sao giữa
khung cảnh âm u, tù hãm của cả dãy tù này, các anh cần có nhu cầu xẻ chia, an ủi với một ai đó, dù chỉ là một con chim, con dế,
con kiến, con thạch sùng... Kể từ hôm đó, con rết trở thành người thứ 3 trong phòng, và cũng như
hai anh em, buộc phải từ bỏ một cuộc sống tự nhiên, yên hòa, để dấn mình vào
một cuộc sống hoàn toàn vô định, trái với
lẽ thông thường, đó là sự ổn định, ấm no, và tự do đi lại, không những không được thực
hiện đầy đủ các chức phận sống đúng lúc,
đúng chỗ của mình, còn bị một lực cản vô
hình sai khiến, đè nén, nên suốt ngày
chỉ lo âu chạy trốn. Kết quả, dù được chăm sóc thức ăn thừa mứa, được vỗ về, rủ
rỉ trò chuyện hàng ngày, hàng giờ, nó vẫn
đuối dần và chết, khiến anh - với góc độ
một người bạn, một họa sĩ, hết sức thương cảm trước cái chết... ngoài kế hoạch của bạn mình, để thể hiện lại như
một kỷ niệm đẹp, buồn và đáng nhớ trong
tù.
III. Vị tiến sĩ luật và văn bản góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 (còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét