Vốn là kỹ sư tâm hồn, được đào tạo từ lò chính quy hiện đại là Đại học Sư Phạm Hà Nội I – nghĩa là trọng điểm và chuẩn mực nhất nước. Gì chứ thời 1982 ra trường, vác tấm bằng tốt nghiệp của Sư Phạm I thì mặt phải vênh như cái bánh đa nướng. Chính vì quan niệm hẹp hòi của một thời: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, ngoài ra Sư Phạm, nên kỳ tuyển sinh năm 1978 đó, bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp đã quyết định làm một... cú lừa ngoạn mục là tất cả những sinh viên có số điểm từ 17- 21 đều phải chuyển từ tất cả các trường Đại học trên cả nước về, kể cả những nghề không gắn bó với tâm hồn chút nào như: Thương nghiệp, Thương mại, mỏ, địa chất, y khoa v.v... nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đã là “nghề trồng người”, “vì lợi ích trăm năm” của quốc gia thì không thể ù xọe, được chăng hay chớ được. Cụ thể các năm trước, điểm thi Đại học sư phạm chỉ từ 11-14 cho 3 môn: Toán, Lý, Hóa (khối A). Toán, Hóa, Sinh (khối B). Văn, Sử, Địa (khối C) và Văn, Toán, Ngoại ngữ (khối D). Nghĩa là trung bình mỗi môn thi chỉ từ 3,5 đến 4 điểm, là có thể làm thầy thiên hạ được, trong khi dạy người trước tiên phải dạy mình. Thầy dốt... qúa mức cần thiết như thế thì làm sao có trò giỏi được? Thế là ông bộ Đại học đặt đâu, lũ sinh viên phải... ngồi đấy, cấm kêu. Nhờ thế mà điểm tuyển sinh của Đại học Sư Phạm I năm đó mới tăng vọt từ 11 điểm (khối C) thành 15. 14 điểm (khối B) thành 17, và 13 điểm (khối A) thành 16. Đấy là cho những người “liều mình như chẳng có” thi thẳng vào trường như tôi, còn những kẻ “Bộ đặt đâu phải ngồi đấy” thì cứ phải phết thêm một điểm nữa mới được vào (Từ 17-21).Nhiều đứa không ý thức được đó là “nghề cao quý trong những nghề cao quý” nên kêu khóc như ri. Cứ là:
- “Tao thích học Đại học bách khoa, khoa
chế tạo máy cơ, tao không làm thầy giáo đâu. Cái mặt tao như mặt lưỡi cười đẽo
dở thế này, ai cũng bảo đẹp trai... không đủ dùng, làm sao đứng trên bục giảng
được?
Đứa thì:
- “Cả nhà tao làm bên thương nghiệp, mẹ
tao bảo: Có thực mới vực được đạo, chọn nghề đó mới có ăn, còn các nghề khác
trong xã hội, móc túi 7 ngày không ra xu, học làm gì? Nghề giáo còn bị gọi
chệch từ giáo viên Nhân Dân thành...
nhăn răng kia.
Cùng là Đại Học Sư Phạm nhưng không “trọng
điểm và chuẩn mực” bằng, như Đại Học Sư
Phạm II (Xuân Hòa – Vĩnh Phú), Sư Phạm III (Thái Nguyên), Sư Phạm IV (Việt
Bắc), Sư Phạm V (Quy Nhơn), Sư Phạm VI (Tây Nguyên) thậm chí cả tận Sài Gòn
cũng cứ là...bết bát hết, đặc biệt là các đối tượng con em dân tộc thì đỗ thoải
mái, đỗ vô tư, chỉ cần trên 7, dưới 10 là đủ rồi. Cho nên tuy ngang phân về mặt
học vị, nhưng giá trị lại khác nhau một trời
một vực. Nếu tốt nghiệp Sư Phạm I ư? Ok, bao giờ cũng có xuất ưu tiên
đặc biệt, còn Sư Phạm Quy Nhơn hay Việt Bắc, Thái Nguyên thì còn phải chờ “hậu
xét”. Tất nhiên, còn cả vấn đề “đầu tiên” nữa, nhưng thời đó (đầu thập kỷ 80)
nên người ta “ăn” còn biết chùi mép, còn cân nhắc sai đúng, trước sau, chứ
không công khai ăn bẩn, ăn tạp, ăn từ nhà tình nghĩa của các bà mẹ Việt Nam anh
hùng hay nhà vệ sinh công cộng cho các cháu thiếu
niên nhi đồng trong trường học đến các trung tâm thương mại, giải trí như bây giờ. Nên cái gọi là “chất lượng
đào tạo” còn được đặt lên hàng đầu, chưa đến mức ngang bằng sổ
thẳng “ tiền là tiên là phật” như lúc này.
Chính vì chui ra từ cái lò sư phạm trung
ương, nên khi tốt nghiệp ra trường, sau 11 năm “núi đỏ rừng xanh” tôi cũng
“duyên may tay bế tay bồng” hàng nghìn, vạn đứa học trò trên tay và tất nhiên
ngay cả bây giờ, khi đã cách xa Việt Nam hàng vạn kylomet, đã chuyển từ nghề
giáo sang nghề văn, gián cách với người bình thường bằng vài chục tác phẩm văn
học (cả trong và ngoài nước), tôi vẫn quan tâm tới vấn đề giáo dục của
nước nhà, nên hễ đá lưỡi vài câu thăm hỏi xã giao xong là tôi bắt ngay
vào lĩnh vực này với những đứa bạn cùng thời trong lò “gạch” trọng điểm và
chuẩn mực nhất nước khi ấy. Lần này vừa vào mạng skype, nhìn thấy gương mặt bị
Diêm Vương đánh dấu bằng một lỗ sâu hoắm bên khóe miệng, tôi hỏi :
- Thế nào, làng giáo Việt Nam có gì vui không?
- Ôi, nó cười híp mắt : -Lúc nào chả vui, thậm chí vui nổ
trời luôn
-Ồ thế thì phải cười thôi, nào kể đi
Nó bắt đầu hắng giọng, e hèm, cặp mắt tinh
nghịch lóe lên những tia nhìn hồn nhiên, hóm hỉnh bảo:
- Đầu tiên, tôi phải kể cho bà nghe về
cái vô giáo dục trong làng này đã
-Ờ! Tôi xác nhận, cặp mắt vẫn dán vào
cái lỗ đồng tiền sâu hoắm của nó, im lặng đón nghe.
Tối qua hai chị em con Hằng cãi nhau vì
bài tập về nhà của thằng Bình như thế này: “Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố
Nam gấp 4 lần, của mẹ gấp 3 lần, hỏi tuổi của bố bao nhiêu, của mẹ bao nhiêu?”
- Chết chửa, tôi làm phép tính nhẩm trong óc rồi buột
miệng kêu: -Chả lẽ lại tảo hôn sao?
- Thì tảo hôn đứt đuôi chứ còn gì nữa.
Có đời thưở nào bố 16, mẹ 12 mà đã có con lên 4 đâu?
- Quả là sản phẩm đại tài của các nhà Sư
Phạm Việt Nam. Văn hóa An Nam, văn hóa xã hội chủ
nghĩa. Xin Bó tay.com luôn.
Qua màn hình tôi hứng khởi hét to...
-
Bó tay, bó chân gì? Có mà bó chiếu đem chôn luôn thì có...Giữa mùa đông lạnh
đến tím tái cả người vì tuyết phủ, băng trôi ngoài cửa sổ mà nó cố tình dội thêm
cho tôi một xô nước lạnh
- Ừ nhỉ! Tôi chữa thẹn: - Đã hết thuốc
chữa, thì chỉ còn cách bó chiếu đem chôn thật. Nhưng..
- Nhưng gì?
-Ai là kẻ đào mồ chôn nền giáo dục Việt
Nam như thế?
-Thì các giáo sư tiến sĩ, chuyên viên cao cấp của ngành
chứ ai
- Trời đất, họ còn cao tay hơn cả Tần
Thủy Hoàng. 2000 năm trước, Tần Thủy Hoàng chỉ đốt sách, chôn học trò. Nhưng 2000
năm sau các nhà giáo dục Việt Nam còn chủ trương viết sách...chôn luôn tương
lai của học trò nữa.
Coi như nền giáo dục nước nhà đã bị...bó chiếu. com. Nó quay ra kể chuyện nhà:
- Chết cười, trong khi hai chị em nó
nhiệt liệt cãi nhau, không phân biệt địch, ta, thì hai vợ chồng tôi cứ ngẩn
ngẩn, ngơ ngơ, chả biết bênh ai, bỏ ai. Trong khi con Hạnh túm áo mẹ bảo:
-
Nhỉ mẹ nhỉ: Con 15 tuổi rồi, nhưng đã có bạn trai đâu, mẹ bảo phải chờ đủ 8 năm
nữa, khi nào con tốt nghiệp Đại học mới cho phép bạn trai đến nhà cơ mà, làm
sao 12 tuổi đã làm mẹ của đứa trẻ lên 4 được? Thế mà con bảo, em có chịu nghe
con đâu?
Còn thằng Hưng thì túm lấy ống quần bố, vừa
khảo vừa tra:
- Ứ ừ! Bố ơi, bố phải đánh chị Hạnh đi,
con làm đúng rồi mà chị ấy cứ bảo con ngu, còn lôi cả sách “Giáo dục công dân”
của chị ấy ra để dọa con nữa, con ứ chịu đâu, bố phải bênh con cơ.
Một ý nghĩ xoẹt ngang trong óc, tôi bảo:
- Ờ, Nếu đặt tôi vào địa vị của ông bà,
tôi cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ như vậy, không biết khuyên ai, nhủ ai hết. Có lẽ
phải bắc thang hỏi trời mất
-Hí hí, nó cười, vệt “đánh dấu” của Diêm
Vương càng sâu thêm: - Hỏi thế nào cơ?
- Thì, tôi nhấm nhẳn đáp:
Bắc thang lên
hỏi ông trời
Những kẻ
viết sách là người hay... con?
Làm sao sách “Học tính” của tiểu học-
thường tự hào là nền móng xây dựng cả khối kiến thức sau này cho các em mà ra
đề toán như vậy? Trong khi sách “Giáo dục công dân” của trung học phổ thông lại
đưa hiến pháp vào để khẳng định về tính pháp lý của luật hôn nhân và gia đình,
có phải... tay ông lớp 1 lại chặt chân
ông lớp 9 không?
- Toàn cỡ thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư hoặc chuyên viên
cấp bộ đấy, bà ạ, đừng đùa.
Tôi bụm miệng, cố nén cười vì những ngôn từ “khai đao” của nó bổ xuống, trong khi hiện thực thì đã nhỡn
tiền
- Ơ hay nhuận bút viết sách giáo khoa
lớn hơn 80 lần nhuận bút thông thường, bà tưởng cứ ai thích viết là được à? Còn
là nâng lên, đặt xuống, xét ngang, xét dọc chán chê nhé...
Nếu
thế đội ngũ thầy cô viết sách càng phải
chuẩn hơn chứ, làm gì có chuyện “ngu nào tày” như thế được? Tôi vặc
- Tiền! Tiền bà ơi. Bỏ qua vẻ đùa cợt, nhấm nhẳng của tôi, nó hét lộng óc: - Đội ngũ viết sách tuy có
chức sắc, nhưng đa phần thuộc về cánh hẩu, có máu mặt trong bộ giáo dục nên
thấy bở là đào, rồi chia chác, biếu xén, chặt đẹp để giữ chỗ cho nhau. Bao
nhiêu các thầy cô giỏi, tự trang bị kiến thức cho mình, nhưng không biết uốn
mình theo cơ chế “xin, cho” hoặc tìm cách luồn lách, hối lộ, đút lót, theo
những văn bản ngoài luồng, thì buộc phải... chết thèm mà thôi
Buông một tiếng
thở dài, tôi ngán ngẩm đáp :
- Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi,
mặc trình độ văn hóa nước nhà, mặc chất lượng đào tạo ra sao, mặc cảm giác của
phụ huynh học sinh... làm gì chả ra đời những bài toán phản khoa học, phản giáo
dục như thế này. Trong khi hiến pháp quy định rõ là nam sinh 20 tuổi, nữ sinh
18 tuổi mới được quyền kết hôn mà sách giáo khoa lại cho phép nữ 8 tuổi đã được
làm vợ, làm mẹ, nam 12 tuổi đã được làm chồng, làm cha?
- Hí hí, nó ngẩn ra rồi chợt... sướng: -Để tôi nối hai
câu thơ của bà nhé:
... Bắc thang lên hỏi ông trời
Những kẻ
viết sách là người hay “con”?
Ông trời liền
bảo: Phải chôn
Giáo
sư kiểu ấy ắt còn... khổ dân
- Hay đấy! Tôi bảo: - Mượn thơ của lão Tố Hữu để tả lại thì đúng
là “chỉ những kẻ sống đời ăn bám” lọt vào mới nghĩ ra được bài toán ngu... kỳ
diệu đến thế thôi. Tại sao trước và sau khi ra đề không tự tìm hiểu tính lô
gic, hợp lý của nó chứ? Bé nào 4 tuổi mà đã phải làm các phép tính nhân ngoài
phạm vi 10 rồi, quyền được học tập của các
bé được đề cao đến thế kia à? Tại sao không phải là bé lên 6, 7, hoặc 8 có phải
đúng quy luật phát triển của tự nhiên không..
Không trả lời lời tôi, nó lật đật đứng
dạy, bảo:
- Để tôi vào phòng cu Bình lấy sách,
scan rồi chuyển qua “gờ mai” (gmail) cho bà xem nhé, kẻo lại bảo tôi bịa.
Nhờ công nghệ thông tin tiên tiến mà chỉ
trong vòng tích tắc tôi đã có đủ dữ kiện
trong tay, thật là chỉ còn biết
kêu trời...
Chưa kịp hoàn hồn nó đã “chốt hạ” bằng một câu chí tử:
- Biết đâu ngày mai cô giáo chấm bài này
lại cho điểm 10, thì tôi, đúng lời hứa
với con lại phải khao cả nhà một bữa nem rán thả phanh.
-Ừ nhỉ! Tôi chợt nhớ đến thời hai đứa
còn kẽo kẹt chen xe khách, tha lôi nước mắm lên tận rừng để thỉnh thoảng lại
cải thiện cuối tuần... Những chiếc nem chỉ có tí thịt thủ, dày đặc mỡ, kèm bắp
cải thái nhỏ mà ngon không thể tưởng tượng được. Cái thời “ăn cơm rau vật nhau
với trẻ” ấy, dù lạc hậu nhưng đâu đến
nỗi tệ như thế này? Vừa ăn vừa thổi mà cười đùa râm ran cả một góc rừng...Còn bây
giờ, vừa ăn vừa nghẹn vì nem rán chấm bằng... nước mắt. Bố mẹ nhìn con ăn, nghĩ
đến thành quả giáo dục của nước nhà mà dở mếu, dở cười. Trời ạ!
Sacramento December 17. 2013
TKTT
------------------------------------------------------
*Theo truyền thuyết kể lại: Bất cứ ai sau khi chết,
muốn lọt qua cửa ải Diêm Vương đều phải ăn một bát cháo “lú” để quên hết mọi
tội lỗi trên trần đi. Một số người bướng
bỉnh cho rằng mình chết trẻ, chưa kịp mắc tội, hoặc nơi cõi trần mình sống nhân
hậu, chưa khi nào có tội, nên không chịu ăn cháo lú, lập tức bị Diêm Vương đánh
dấu để phân biệt với những người bình thường khác, nên khi được tái sinh trở
lại cõi đời, những người này thường có một má núm đồng tiền ở bên phải hay trái
tùy theo sự đánh dấu...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét